Bệnh ở tép nước ngọt : Triệu chứng và cách điều trị ( Phần 2)
Tiếp theo phần 1 http://tepcanhsaigon.com/index.php?route=news/news&news_id=22
7. BỆNH NHIỄM KHUẨN CHITINOLYTIC, BỆNH VỎ TÔM, BỆNH ĐỐM NÂU, BỆNH ĐỐM ĐEN, BỆNH ĐỐM ĐỐT, BÊNH RỈ SẮT:
Đối với bệnh Nhiễm khuẩn nội tạng đã được viết ở trên, thì đây là bài mở rộng đối với nhiễm khuẩn bên ngoài. ( loại trừ việc vỏ tép bị mỏng do thiếu khoáng hoặc sai thông số nước)
Đây thực chất là một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn Chitinolytic (Gram âm) bao gồm Vibrio spp. , Benekea spp., Pseudomonas spp., Aeromonas spp., Giống khuẩn xoắn, spp. và Flavobacterium spp.
Biểu hiện trên tép là nhìn thấy vỏ bị rỗ, bị xói mòn, và bị hóa đen ở các vùng bị nhiễm trùng.
Chẩn đoán: vỏ bị chuyển sang màu nâu sẫm đến màu đen chứng tỏ nhiễm khuẩn chitinolysis. Các đốm thay đổi màu sắc từ màu gỉ sang màu nâu và cuối cùng là màu đen. Loét trên những chỗ tổn thương, giống như việc vi khuẩn sẽ phá hủy các mô cơ dưới vỏ. Điều này dẫn đến tép sẽ bị nhiễm trùng thứ phát. Các vị trí phổ biến nhất của bệnh là mang, bụng cơ bụng, phần đuôi và chân bụng.
Hình ảnh của CRS bị nhiễm, dường như chỉ xảy ra ở vùng màu đỏ và không bị ở vùng màu trắng.
Nhiễm nặng ở CRS
Nhiễm sớm ở CRS
Taiwan bee với dấu hiệu nhiễm khuẩn Chitinolytic.
Các nguyên nhân có thể:
Có rất nhiều nguyên nhân, vệ sinh hồ và duy trì chất lượng nước là rất quan trọng.
- Chất lượng nước yếu.
- Tép không khỏe hoặc tép bị tổn thương.
- Quá nhiều NO3
- Mất cân bằng hóa học.
- Nền nuôi chuyển xấu ( thường xảy ra khi sử dụng nền quá lâu)
Cách điều trị 1:
Dùng Levamisole HCL 5%
Liều dùng 1ml cho 7 lit nước hồ. Lặp lại liều sau 48h nếu thấy cần thiết.
Tuy nhiên bạn cũng có 1 số cách khác nên thử nếu không muốn phải dùng ngay đến thuốc.
Trước khi điều trị:
Kiểm dịch nghiêm ngặt các hồ nếu thấy dâu hiệu, và để ý những thứ đã tiếp xúc với hồ nhiễm bệnh ví dụ như vợt, cây cối, tay....bất cứ thứ gì đã tiếp xúc đều phải được giả định là đã ô nhiễm. Kiểm dịch cũng có nghĩa là không được mua hay bán bất kỳ con tép nào. ( cái này tôi hiểu là không nên bán những con tép đang có dấu hiệu nhiễm bệnh)
Cách ly tép nhiễm bệnh vào 1 hồ chữa riêng biệt.
Khử trùng tất cả các công cụ - Vợt, nhíp...bằng cách đun sôi chúng là đủ.
Thay nước - Thay nước là điều cần thiết, ít nhất 1/3 dung tích hồ nhưng tép rất nhạy cảm với những thay đổi nước! Tuy nhiên, việc thay nhiều hơn có thể là cần thiết nếu tình hình xấu.
Lấy ra tất cả mọi thứ trong hồ, khử trùng nếu được. Đun sôi hoặc để khô dưới anh nắng mặt trời. Lấy đồ ra khỏi hồ cũng giúp bạn phát hiện tép chết hoặc bị nhiễm khác để cách ly. Tăng oxy và và dòng lọc.
Thêm lợi khuẩn bổ sung.
Một phương án khác có thể thử:
Tách riêng tép ra 1 hồ nhỏ dùng chữa bệnh
1) Tăng nhẹ và từ từ pH lên 1 điểm ( Nếu hồ nuôi CRS pH thấp, giảm nhẹ nếu hồ nuôi RC pH cao) ( Theo kinh nghiệm của tôi là gây shock tạm thời cho pH trong hồ, pH 5.5 thì có thể nâng lên 6.5, chứ đang 6.5 mà nâng lên 7.5 chắc tép CRS cũng mệt á, bạn có thể dùng Mosura pH UP hoặc pH down để làm việc này)
2) Cho muối chuyên dụng cho hồ nước mặn vào đám tép được cách ly, độ mặn cao có thể diệt hầu hết các vi khuẩn nước ngọt thông qua thẩm thấu và làm mất nước. Lưu yes rằng chỉ cho chúng tắm nước mặn trong khoảng 1-2 phút thôi, không được giữ tép trong môi trường nước mặn quá lâu.
3) Hạ nhiệt độ từ từ, vi khuẩn thích nhiệt độ cao, tép của bạn lại thích nhiệt độ thấp. Vi khuản thường có 1 ngưỡng nhiệt tối ưu để phát triển m,ạnh ( 28-30 độ), hạ nhiệt độ sẽ làm chúng bị giảm khả năng hoạt động.
4) Bạn cũng có thể điều trị như cách diệt khuẩn lam.
5) Thêm cây thủy sinh để tiêu thụ dinh dưỡng thừa và NO3
6) Tất nhiên là việc duy trì chất lượng nước là biện pháp tối ưu để ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ tép chết và nhiễm bệnh, giảm số lượng con giống nuôi và sử dụng thức ăn chất lượng tốt.
7) Đọc phần NHIỄM KHUẨN đã đc nói ở trên để có phương án chữa tốt nhất.
8) Cuối cùng, các biện pháp quyết liệt - kết hợp terramycine 0,45 mg trộn vào mỗi kg thức ăn trong hai tuần. Và điều trị cho tắm bằng 0,05-1,0 mg khoáng chất malachite cho lít nước là một số biện pháp khắc phục hậu quả gợi ý để chống lại tỷ lệ mắc các bệnh do vi khuẩn ở tép.
Oxytetracycline đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn gram âm
Nếu phát hiện sớm tình trạng này trên vỏ tép thì chúng ta có thể đạo ngược tình hình. Đã có nhiều trường hợp các đốm đen đó biến mất khi chúng ta làm chất lượng nước tốt lên.
8. Anti bacterial treatments - Kháng khuẩn
Phần này nói về một số loại thảo mộc có thể sử dụng để kháng khuẩn gây bệnh ở tép.
Antibacterial ( Kháng khuẩn) – Vỏ cây Crack Willow ( cây này ở nước ngoài mình cũng chưa biết là cây gì, sẽ tìm thêm thông tin để cung cấp cho các bạn)
Vỏ của cây Crack Willow được dung như một phương pháp kháng khuẩn.
Vỏ tươi hoặc vỏ khô.
2-3 thanh vỏ dài 5cm x 2cm.
Thay đổi sau 2 tuần và điều trị trong 4 tuần.
Tuy nhiên, nếu tép đã bị nhiễm khuẩn thì nó vẫn sẽ chết.
Hãy chắc rằng nó được rửa sạch và không có nhựa, không có dấu hiệu bị thối rữa.
Cho tép gặm vỏ cây này có thể giúp tép kháng khuẩn từ bên trong.
Antibacterial ( Kháng khuẩn)- Fennel greens ( Lá cây thì là- loại có hạt chứ không phải loại dung để nấu canh cá như miền bắc )
Xem thêm ở đây : http://duocthaothucdung.blogspot.com/2013/03/tieu-hoi-huong-fenouil-fennel.html
Lá tươi của cây Fennel có thể phơi khô hoặc trụng sơ để cho tép ăn, lá này có thể giúp tép kháng khuẩn từ bên trong.
Đối với nguồn lá tươi, phải rửa sạch và chắc chắn rằng nó không bị xịt thuốc trừ sâu.
Antifungal ( kháng nấm) - Black or Green Tea ( Lá trà xanh hoặc trà đen)
Quan trọng : Không sử dụng trà có hương vị. Sử dụng lá trà tươi hoặc trà nguyên chất được sấy khô.
Trà chứa nhiều tannin giúp kháng khuẩn và kháng nấm
Lá trà tươi là tốt nhất.Pha trà uống hết nước nhất, dung nước thứ 2 hoặc thứ ba để pha loãng nồng độ.
1ml pha vào 1L nước hồ. Thay 25% nước hồ sau 2 ngày và pha thêm 1 lượng trà tương tự với phần nước đã thay, vd thay 20l nước thì pha thêm 20ml nước trà.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng túi trà xanh dạng túi lọc. Ngâm túi trà vào nước sôi sau 30 giây, uống hết nước nhất. Sau đó treo túi trà vào hồ, lưu ý rằng túi trà làm bằng giấy có thể hòa tan hoặc bị tép gặm, kiểm tra thường xuyên để túi không bị rách.
Anti bacterial/Fungicidal - dried walnut leaves, dried oak leaves or dried banana leaves
Lá cây óc chó khô, Lá sồi khô hoặc lá chuối khô – Kháng khuẩn/Nấm
Giống như lá hạnh nhân, các loại lá này cũng có cùng tác dụng kháng khuẩn/nấm ở tép vì nó giải phóng tannin, tinh dầu và acic humic.
3 lá cho 100l nước
Có thể để cho đến khi nó tan hoặc được tép ăn hết.
Sử dụng loại lá khô rơi tự nhiên.
Antibacterial + Antifungal - Edible flowers. ( Các loại hoa ăn được)
Xem thêm về bài viết này ( có thời gian tôi sẽ dịch sau)
http://shrimpkeepersforum.com/forum/index.php?/topic/5701-edible-flowers-for-shrimp/
Antibacterial + Antifungal - Cinnamon sticks ( Vỏ Quế)
Giải phóng tinh dầu và tannin.
Dùng 1 thanh 5-7 cm cho mỗi 20L nước hồ. Cho tép gặm luôn.
Antibacterial + Antiparasitic - Salt bath ( tắm muối- Kháng khuẩn và ký sinh trùng)
Đã được nêu ra ở các phần trước.
Tăm muối bằng loại muối chuyên dụng ( Ví dụ API Aquarium Salts), không dung muối có I ốt. Đá muối biển tinh khiết cũng sử dụng tốt.
Liều dung 1 muỗng trà cho 250ml nước hồ, múc ra ca riêng để cho tép tắm ( không đổ trực tiếp vào hồ). Thời gian tắm từ 30s đến 1 phút. Lặp lại vài lần.
Preventative fungal or bacterial infections and assisting in moulting
Phòng ngừa nấm và nhiễm khuẩn đồng thời hỗ trợ lột vỏ.
Lá cây hạnh nhân, lá sồi khô chứa humic có thể kháng khuẩn nhẹ và kháng nấm.
Chỉ dung lá khô rơi tự nhiên hoặc lá nâu. Không dung lá của cây cảnh hoặc cây trồng trong nhà ( chắc là do cây cảnh đựợc bón thuốc trừ sâu hoặc dung hóa chất giúp sinh trưởng trong điều kiện nhân tạo)
Có thể dung lá cây này cho tép gặm thay cho thức ăn.
Alder Cone ( quả Erlenzafen) chứa Acid fulvic, kéo pH lên 6.0-6.5, cũng có thể kháng nấm và kháng khuẩn. Trái Erlen để cho tép ăn cũng rất tốt.
Antibacterial + Antifungal - The guava leaf ( Lá ổi)
Trong lá ổi có những thành phàn hoạt chất giúp chống lại vi khuẩn Ecoli
The guava tree carries with it a little known fact. It has active ingredients in its leaves which fights against bacteria such as E. coli, Salmonella, Pseudomonas, Clostridium, và nhiều loại khuẩn hại khác.
TRong hồ tép nước ngọt, lá ổi đã được chứng mình là ngăn chặn và loại bỏ các chủng vi khuẩn hại gram âm khó trị, vi khuẩn yếm khí, thường được coi là mần bệnh có nguy cơ tấn công cao khi tép bị stress.
Bạn có thể bỏ lá ổi tươi hoặc khô vào hồ đều được, nó đều tốt. Nhớ rửa thật kĩ trước khi dùng.
Antibacterial + Antifungal - The banana leaf ( Kháng khuẩn và nấm – Lá chuối).
Cũng giống như lá ổi.
9. Tảo sống kí sinh - Parasitic dinoflagellates and ellobiopsids (Ellobiopsidae)
Có cả ngàn loại tảo sống và nhiều trong số đo là loại tảo sống kí sinh.
Dinoflagellate và ellobiopsids là 2 loại tảo sống kí sinh ở loài không xương sống và cá biển.
Các loài tảo kí sinh này bám vào trứng, đường tiêu hóa, mô mềm và máu của vật chủ. Làm chúng khó chịu và dẫn đến tử vong. Nó sinh sản bằng bào tử, và nếu thấy nó xuất hiện trên tép, lập tức cách ly để điều trị ngay và tranh slay lan sang các con khác,
Triệu chứng:
Ở tép nước ngọt, tảo kí sinh có màu xanh chuyển sang xanh đọt chuối, liên tưởng như việc nhiễm nấm. Nó thường xuất hiện ở vây bơi của tép. Và thường thấy ở các loại tép nhập khẩu từ châu Á, từ các hồ có chất lượng nước xấu.
Điều trị :
Cách lý tép bệnh ngay lập tức
Có người cho rằng ngâm trong dung dịch fooc môn có thẻ chữa được ( chứ ý là nó là chất gây ung thư và độc).
Cách trị duy nhất là dùng hỗn hợp thuốc Formalin và Malachite xanh.
Một số loại thuốc có chứa Formalin và Malachite xanh
- Fritz Mardel Quick
- Aquasonic .
- Kordon Rid Ick Plus
- Seachem Paraguard
Cơ hội cứu sống tép phụ thuộc vào việc bạn phát hiện sớm, nếu để bệnh lâu tép vẫn có thể chết dù có điều trị bằng phương pháp trên.
10. Hội chứng đuôi cong - Cramp Tail Syndrome
Chẩn đoán:
Tép bị cong đuôi giống như bị chuột rút dù là đang bơi. Đây là một hội chứng đã được công nhận là bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tép có vẻ như bị chuột rút cơ và sẽ chết nếu ko được điều trị.
Tép bị CTS sẽ trông như thế này:
Picture courtesy of Ronskitz.
Nguyên nhân của hội chứng CTS được đưa ra là do thiếu dinh dưỡng hoặc do tép bị stress môi trường. Bằng chứng là tép bị thiếu Kali trong khẩu phần thức ăn hoặc trong môi trường nước, liên quan đến cation Ca, Na, Magie, có thể là nhân tố chính gây ra hội chứng cong đuôi. ( Diễn giả từ dịch thì giông dài nhưng nói ngắn gọn là thiếu khoáng J)
CTS xuất hiện bởi 1 hoặc nhiều hơn các nguyên nhân sau:
NHiệt độ nước cao
Vibriosis ( Vi khuẩn)
Mất cân bằng khoáng Kali
Có độc tố trong nước
Điều trị
NHiệt độ nước cao – kiểm tra lại nhiệt độ và điều chỉnh lại thông số nhiệt độ phù hợp với từng dòng tép.
Vibriosis – dung Oxytetracycline hoặc Tetracycline
Mất cân bằng khoáng Kali : dùng Kali sulphate ( K2SO4 hoặc Kali chloride ( KCl) càng sớm càng tốt bằng cách nhỏ giọt, hóa chất này cũng dễ tìm. Dùng 1gr cho 40L nước , KIểm tra xem nó có làm thay đổi thông số TDS nhiều không.
Cách hiệu quả hơn là ngâm thức ăn vào dung dịch pha như trên rồi cho ăn. Nhỏ giọt phần Kali còn lại vào hồ.
Độc tố trong nước : thay nước 90%. Nếu bạn dự đoán là hồ đã bị nhiễm khuẩn thì khuyên bạn là lật hồ luôn, set hồ lại sử dụng vật liệu lọc mới và bổ sung các vi khuẩn có lợi.
( Bài viết có sử dụng tư liệu được dịch từ Shrimp Keeper Forum)
- Bệnh ở tép nước ngọt : Triệu chứng và cách điều trị ( Phần 1) (12/24/2016)
- Kĩ thuật nuôi tép cảnh ( Phần 1) (12/04/2016)
- Một ngày làm việc với Trại YU CRS (05/24/2016)
- Thông số nào là chuẩn để nuôi các dòng tép Ong? (03/16/2016)
- VI SINH QUANG HỢP (02/29/2016)
- Pure Red Line hay Japan Red Bee? (12/03/2015)
- Nguồn gốc và Phân Loại tép Pinto (12/03/2015)
- CYCLE đúng cách! (10/21/2015)
- Hướng dẫn set up hồ nuôi PRL với nền Benibachi Fulvic (10/12/2015)
- Silane Shrimp Effective Microorganism (09/10/2015)
- Các thông số (pH-gH-kH-Nhiệt Độ) cho các loại tép. (06/30/2015)
- Sự sinh sản ở tép nước ngọt (06/30/2015)
- Sulawesi shrimp guide *in progress* (06/26/2015)
- Hisayasu Suzuki cha đẻ của dòng tép Red Bee Shrimp – Tép Ong Đỏ (06/17/2015)
- Nhận mặt và xử lý một số loại sâu trong hồ nuôi cá tép (09/08/2015)