Hinomaru Banner5 Banner3 Banner Banner1 Banner4
Hỗ Trợ Trực Tuyến

Hotline: 0908 159 951

Bệnh ở tép nước ngọt : Triệu chứng và cách điều trị ( Phần 1)

Bệnh ở tép nước ngọt : Triệu chứng và cách điều trị ( Phần 1)

Một bài viết khá dài, được dịch từ tài liệu nước ngoài cộng với những kinh nghiệm chữa bênh về tép của tôi.

Nếu các bạn phát hiện thêm bệnh mới và cách chữa trị, vui long liên hệ fb Hoàng Tiến, tôi sẽ cập nhật thêm thông tin, rất cám ơn sự hỗ trợ từ các bạn chơi tép.

1. Vorticella
Vorticella là loài kí sinh trùng trông giống như nấm trắng hoặc nấm mốc phát triển trên vỏ tép. Vorticella là 1 loài sinh vật kí sinh dưới nước, không phải là nấm, và thường có trong môi trường sống nước ngọt ( không phải môi trường nước nhân tạo nhé). Nó tự bám vào thực vật, đá, tảo, trên các loài giáp xác.

Vorticella là loài sinh vật dị dưỡng, săn vi khuẩn, sử dụng lông tơ của nó để tạo ra dòng xoáy nước và bắt vi khuẩn vừa miệng.

Vorticella sinh trưởng theo kiểu phân bào, phân ra từ cơ thể chính, bơi lơ lửng cho đến khi tìm được giá thể để bám vào.
Nếu không được điều trị, Vorticella sẽ gây ra chết tép mà nó bám vào.

Dưới đây là 1 số hình ảnh.

Cách trị :

Tắm muối bằng muối chuyên dùng ( API Aquarium Salt), không dùng muối ăn có I ốt.

Liều dùng: 1 muỗng trà hòa tan vào 1 lý nước hồ ( không dùng nước máy)

Thời gian: 30 giây đến 1 phút. Bạn cần phải lập lại 1 vài lần cho đến khi Vorticella biến mất, vì vậy nên để riêng tép bệnh vào một hồ khác.

Liều thấp hơn sẽ không hiệu quả

Nguyên nhân: chất nước dơ, tăng cường thay nước.

Thuốc trị nấm không có tác dụng với Vorticella

Seachem Paraguard có thể xử lý tốt theo liều dùng chỉ định, vì nó là thuốc chữa bệnh kí sinh. Nhưng Seachem thừa nhận Paraguard không an toàn đối với động vật không xương sống. Do đó nó là phương sách cuối cùng, pha nó vào 1 ca nước hồ và cho vào hồ thật chậm.

Cách điều trị này không được dùng như 1 phương án dưỡng nước tốt. Thế nên chỉ sử dụng khi tép bị nhiễm bệnh.

2. Nhiễm khuẩn-  Bacterial infection:
Đây là một trong những bệnh rất khó chẩn đoán ở tép. Vì nó thật sự không có nhiều thông tin liên quan cũng như không có nhiều hình ảnh minh họa về tép nhiễm khuẩn còn sống.
Một số loại tép trong suốt ( như rili), có thể nhìn thấy các nội tạng từ bên ngoài,  bạn có thể quan sát thấy nhiễm trùng nội tạng ( chắc dùng kính lúp quá). Bạn sẽ  thấy phần nội tạng ( ở đầu tôm) thường có màu đen ở tép khỏe bị chuyển sang hồng là tôm bị nhiễm bệnh. Nhiều nghiên cứu ở tép bệnh cho thấy nó bị nhiễm 1 loại vi khuẩn, tép bị xác định là bệnh nhiễm khuẩn sẽ chết sau 2-4 ngày và không có cách chữa trị khi tép nhiễm khuẩn, hết cứu!

Trong hình, con bên trái bị nhiễm khuẩn.



Con Tiger này bị bệnh rất nặng.



Triệu chứng: Chết không rõ nguyên nhân ở nhiều cá thể tép ( có tính chất liên tục), tép chết có màu hồng nhạt, mất chân hay râu, hở mang, đỏ đầu, mất màu nặng ( cái này theo kinh nghiệm của tôi là dấu hiệu ở tép còn sống và đang trong giai đoạn ủ bệnh)

Cách trị 1: thay nước mạnh tay ( 80%) mỗi ngày ( cái này tôi không khuyến khích vì rất dễ gây mất ổn định hệ vi sinh, nếu muốn thay thì nên thông số nước vào bằng nước ra)

Cách trị 2: Hydrogen Peroxide H2O2- Oxy già ( 3%)

Liều dùng : 1ml/4L nước hồ ( năng gấp đôi liều nếu bạn nghĩ là nó nặng hơn)

Thời gian: 1 lần mỗi ngày trong 5 ngày.

H2O2 còn có lợi ích là diệt luôn rêu hại trong hồ.
Cách trị 3 : chiếu Đèn UV thời gian 5 ngày.
Cách điều trị của bản thân: Nếu xác định tép bị chết do nhiễm khuẩn, dùng Chloramphenicol 250mg ( 2v/100L nước) hòa tan hết trong một ca nước múc từ hồ nuôi rồi pha vào hồ, sau 3 ngày nếu tép vẫn còn hiện tượng chết tương tự thì đánh tiếp 1 liều nữa, sau 3 ngày thay 20% nước và bổ sung vi sinh. Hồ chưa bệnh hoặc sau khi chữa xong có thể dùng Puli 600 để sát khuẩn.
Các bệnh nhiễm trùng có thể do các vi khuẩn kí sinh trong tự nhiên. Và sự nhiễm khuẩn có thể lây lan. Vì vậy hãy cẩn thận kiểm tra các dấu hiệu bên ngoài nếu nghi ngờ  tép bị nhiễm khuẩn.

Nếu bạn thấy các dấu hiệu như đã mô tả ở trên, nguy cơ rất cao là con tép đó bị nhiễm trùng.
Hãy chuẩn bị tâm lý rằng sẽ có những con khác cũng sẽ bị lây, hoặc cũng có thể bạn đã mất 1 vài con mà bạn không biết( có thể nó chết trong bụi cây chẳng hạn). Tuy nhiên cố gắng điều trị có thể cứu  được những con còn lại. Tình trạng xấu nhất là sẽ phải lật hồ, hoặc mạnh tay thử một phương án điều trị khác.
Nhiệt độ tăng mạnh trong mùa hè, hoặc giai đoạn chuyển mùa nguy cơ hồ bị nhiễm khuẩn rất cao, hãy chú ý điều này.

Sâu hơn về vẫn đề bị nhiễm khuẩn và 1 cách điều trị hiệu quả hơn.

 Một bác sĩ thú y đã liên lạc với một giảng viên đại học Adelaide chuyên ngành thủy sản. Ông ta nói  rằng các vi khuẩn gây nên các bệnh nhiễm khuẩn trong nước đều là gram âm nên khuyên dùng Oxytetracyline để điều trị với liều dùng 1000-2000mg cho 40L nước hồ

Chẩn đoán :

Hiện tượng là 1 số tép trông rất bình thường bỗng mất màu và khi chết màu rất nhạt. Hoạt động chậm chạp và chết bất ngờ ngay tại chỗ nó đang đứng. Thoạt nhìn nó giống như vẫn còn sống cho đến khi bạn đụng vào nó và phát hiện ra nó đã chết.

Những cái chết ban đàu chỉ là 1 vài con nhưng sau đó bắt đầu chết với số lượng lớn rất nhanh. Bạn vẫn sẽ bị chết vài con ngay sau khi bạn điều trị hồ xong sau vài ngày, vì những con đó đã bị bệnh rồi. Tóm lại, khi tép nhiễm khuẩn thì không có cách gì giúp nó sống.

Tép bị nhiễm khuẩn trước đó sẽ nhìn rất bình thường, không có dấu hiệu gì về việc bị đổi màu cho đến khi nó phát bệnh nặng và chết. Tuy nhiên, ở 1 số dòng tép có vỏ trong, bạn có thể phát hiện nhiễm trùng nhìn thấy phần nội tặng bên trong đầu tép chuyển sang màu cam ở giai đoạn này( chắc dùng kính lúp quá). Sau khi chết, một số tép chuyển màu  nâu sẫm đến mảng đen trên vỏ, giống với "bệnh của vi khuẩn Chitinolytic, Bệnh Shell, dịch bệnh đốm nâu, bệnh đốm đen, bệnh đốm đốt, bệnh gỉ sắt."

 Dưới đây là 1 số hình ảnh. Hãy lưu ý màu cam ở đầu tép chết, thể hiện dấu hiệu  rõ nhất của việc tép bị nhiễm trùng nội tạng.

CBS

Blue Bolts

CBS

   

Liều dùng Oxytetracyline:

Oxytetracycline có 2 loại thuốc bột và dung dịch chích. Dạng dung dịch chích thường được biết là liều mạnh hơn. Nghĩa là nếu dùng loại dung dịch thuốc chích chúng ta phải dùng liều lượng ít hơn. Đổ thẳng vào hồ theo liều lượng 1000mg cho 40L nước. 

  
Thực hiện theo các hướng dẫn liều dùng trong suốt thời gian đầy đủ của điều trị, thậm chí nếu tép của bạn trong có vẻ tốt hơn. ĐỪNG ngừng điều trị ngắn, vì điều này sẽ phát triển các chủng vi khuẩn có sức đề kháng với liều điều trị trong tương lai. ( Nhổ cỏ tận gốc J )

Thuốc sẽ hoạt động ngay và rất hiệu quả. Tép sẽ ngừng chết sau 2 ngày và sau đó sẽ không chết nữa. Thuốc này sẽ hoạt động trong nước trong vòng 2 ngày. 

 Liều dùng như trên dùng trong ngày đầu tiên. Sau đó, 50% thay nước vào ngày thứ 2 và dùng 1 liều liều nữa. Sau đó,thay nước 30-40% trong sau 2 ngày, làm thêm  một liều thuốc nữa. Chờ 2 ngày sau thay nước 30%.
Thuốc này sẽ làm nước của bạn chuyển sang màu vàng, nhưng sẽ hết sau khoảng một tuần.

Bài học rút ra:

Cách ly tép mới trước khi bạn cho nó vào hồ của mình, có thể tép đó đang bị nhiễm bệnh ( cái vụ này căng à, đâu phải ai cũng có nhiều bể chưa tép mới về đâu để mà quan sát coi nó bị bệnh không, cách tốt nhất là khi mua tép thì quan sát kĩ cái hồ của người bán trước khi quyết định mua )

Việc nhiễm khuẩn của 1 hồ có thể lây lan sang các hồ khác nếu bạn dùng chung hệ thống lọc hoặc thông hồ. Theo tôi thậm chí sử dụng vợt vớt tép từ hồ đang bệnh cũng có thể lây lan sang hồ khỏe mạnh nếu dùng chung vợt.

Lưu ý:

Oxytetracycline và  bất cứ thuốc nào phát triển dựa trên Tetracycline đều là thuốc kháng sinh.

Bất kì loại thuốc kháng sinh nào cũng đều có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh của bạn. Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ các chủng vi sinh có lợi trong lọc. Ví dụ như tạm thời tắt lọc. lấy ra 1 phần hoặc bỏ tất cả ra chỗ khác và sục khí ( Dịch chỗ này mình thấy khá lạ, đã bị nhiễm khuẩn thì môi trường trong hồ chỗ nào chả có, lọc cũng vậy thôi. Theo tôi là phải chấp nhận sống chung với lũ thôi, sục khí mạnh và bổ sung thêm vi sinhcó lợi trong thời gian xử lý sẽ giải quyết được vấn đề này).

Một cách khác là bạn dời những con tép cần phải trị sang một cái hồ chữa khác trong suốt thời gian chữa trị. Tép thì nhỏ, do đó chỉ cần 1 cái box plastic 2 lít với nước hồ là đủ để dưỡng chúng tạm thời.

 Ngoài ra còn một số loại kháng sinh khác cũng có thể sử dụng được.

Baytril

‘Baytril’ là tên thương hiệu thuốc của dòng kháng sinh có gốc enrofloxacin. Dạng viên nénthuốc chích hoặc siro dạng uống. Siro dạng uống có thể hòa tan trong nước. Một tên thương mại khác là ‘Enrotril’ cũng là thuốc từ gốc enrofloxacin. ‘Enrotril’ và  ‘Baytril’ dạng siro chứa lượng enrofloxacin thành phần 25mg/ml. 1 loại kháng sinh khác cũng cùng nhóm này là ciprofloxacin tên thương mại là Cipro

Baytril có thể được sử dụng để chữa hoại tử cơ ở tép.  

Liều dùng: 1ml cho 50L nước dùng liên tục  5 ngày. Ngay cả khi tép nhìn đã khỏe hơn sau 2 ngày điều trị thì chúng ta vẫn tiếp tục chu trình điều trị đủ 5 ngày để tránh vi khuẩn kháng thuốc.

Chloramphenicol

Chloramphenicol là một loại kháng sinh có thể dùng để trị nhiễm khuẩn nội và ngoại.

Liều dùng: 1,5gr cho 100L nước. Thay 80% nước hồ sau một tuần và lập lại liều như vậy vào tuần tiếp theo. Sau đó đưa tép về hồ chính và quan sát.

Bạn cũng có thể trộn thức ăn trong dung dịch Chloram hòa tan và cho tép ăn, thuốc sẽ giúp điều trị tép từ nhiễm khuẩn bên trong.

 Ampicillin

Ampicillin là kháng sinh của nhóm penicillin. Diệt khuẩn từ bên trong. Ampicillin thường được dùng trong một vài trường hợp bị nhiễm khuẩn khác.. Ampicillin tác động đến vi khuẩn gram âm, tuy nhiên giải pháp sử dụng là phải trộn vào thức ăn của tép và cho ăn.

Liều dùng: 2-3gr cho 100gr thức ăn.

Gentamicin

Gentamicin là một tác nhân diệt khuẩn hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn Gram âm nhạy cảm, Citrobacter, Endobacter, aerobic, pseudomonas hoặc trực khuẩn có hình dạng que.

Liều dùng: 1ml/ngày/100L nước trong 5 ngày. Thay 25% nước mỗi ngày.

3. Kí sinh trùng:
Nó có thể không gây hại cho tép. Nó sống cộng sinh với tép giống như tép trong môi trường tự nhiên.
Hình ảnh:
Scutariella





Leeches:




Cách điều trị giống như chưa bệnh Vorticella

Tắm muối bằng muối chuyên dùng ( API Aquarium salt), không dùng muối ăn có I ốt.

Liều dùng: 1 muỗng trà hòa tan vào 1 lý nước hồ ( không dùng nước máy)

Thời gian: 30 giây đến 1 phút. Bạn cần phải lập lại 1 vài lần cho đến khi kí sinh trùng biến mất, vì vậy nên để riêng tép bệnh vào một hồ khác để dễ tái điều trị..

Một cách điều trị khác cũng hiệu quả là sử dụng Genchem "No Planaria".
Dùng nửa liều theo hướng dẫn của No Planaria.
Thời gian 3 ngày, mặc dù bạn có thể thấy là kí sinh trung mất đi ngay lần sử dụng đầu tiên, hãy cứ tiếp tục chữa trị để chắc chắn rằng kí sinh trùng đã được tiêu diệt hoàn toàn.

Thay nước sau khi kết thúc quá trình điều trị.

Tương tự, Benibachi Planaria Zero cũng có thể tiêu diệt tốt kí sinh trùng.

Một sản phẩm khác cũng có ích trong điều trị kí sinh trùng là "Internal Parasite Clear" do Guangzhou Bigfish Aquarium Corp sản xuất.

4. Ấu trùng chuồn chuồn (Dragonfly Nymphs) :
Cái này không được coi là bệnh, tuy nhiên có một vài con này trong hồ thì chắc chắn là sẽ thấy tép chết, ngay cả cá nhỏ.
Nhìn hình để nhận diện và hãy tìm hiểu tại sao nó nguy hiểm



Cách duy nhất là sử dụng vợt bắt hết chúng nó ra bằng tay.

5. Bệnh hoại tử:

 Tép được chẩn đoán bị tình trạng này là việc thịt dưới vỏ bị trắng hoặc trắng đục, hiện tượng này gọi là bị hoại tử cơ. Hoại tử về mặt sinh học được hiểu là các mô tế bào bị chết. Kết quả là bị viêm và lây lan sang các mô xung quanh. Protein sinh ra do các tế bào bị phân hủy sẽ được thải ra. Và màu trắng hay màu sữa được nhìn thấy ở phần đuôi.

Chứng hoại tử mô cơ ở  Caridina





Chứng hoại tử mô cơ ở White Pearl shrimp


Nguyên nhân của hiện tượng hoại tử mô cơ:

  • Thông số nước không đúng (Incorrect water parameters)
  • Nhiễm khuẩn
  • Myxosporidien ( ký sinh trùng)

Bị stress do pH dao động lớn, thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy hòa tan đều có thể dẫn đến chết tế bào ở một số trường hợp. Việc xuất hiện sự đổi màu sang màu trắng sữa này thường khởi đầu ở vùng đuôi và lan truyền trong một vài ngày về phía đầu đến khi toàn bộ phần đuôi bị  trắng đục toàn bộ.

Điều trị: Cách ly tôm bị nhiễm ngay lập tức, hoại tử cơ bắp có thể lây bệnh. Thay nước hàng ngày có thể giảm đi bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đã ảnh hưởng đến toàn bộ vùng bụng, việc chữa bệnh là không còn có thể, và  tép sẽ chết trong vòng một vài ngày.

Có thể dùng Baytril điều trị như đã nói ở trên.

Nói thêm về cách chữa của tôi, nếu phát hiện tép lù đù là có nguy cơ tép sắp bị bệnh này, tôi sẽ chuyển con tép đó sang một hồ khác có chất lượng nước ổn định hơn ( mấu chốt ở đây là tôi xác định tép bị không hạp nước), tuy nhiên việc này khá là cảm tính, cần phải có kinh nghiệm nhìn tép để chẩn đoán tép bị bệnh nặng chưa, vì nếu tép bị bệnh nặng thì không nên chuyển hồ vì có thể sẽ lây bệnh sang các con khác ( trong trường hợp xác định tép bị nhiễm khuẩn – xem kĩ lại phần Bệnh nhiễm khuẩn ở tép).

 Kiểm tra thông số nước ở hồ nuôi, chắc chắn rằng các thông số là phù hợp với các dòng tép chúng ta đang nuôi, bao gồm nhiệt độ, pH, KH, GH, TDS, Ammonia, Nitrite, Nitrates, và hàm lượng oxy.

6. Nhiễm nấm (Fungal Infections):
Nhiễm nấm thường thấy ở cá, tuy nhiên tép cũng có thể bị bệnh này.
Cái này không thể tránh khỏi, vì bào tử nấm có mặt ở khắp mọi nơi, trong cả không khí và nước.

Nấm là loài thực vật nhưng không giống như cây cối có khả năng quang hợp. Tất cả các bệnh về nấm được gọi chung là Mycosis. Nguyên nhân nhiễm nấm xuất hiện chủ yếu đến từ chất lượng thức ăn. Nếu hệ miễn dịch tốt, tép có thể kháng bệnh này. Tuy nhiên, nếu cơ quan nội tạng bị nhiễm bào tử nấm, tép có thể bị chết. Việc chẩn đoán nhiễm nẫm bên trong là rất khó khăn và chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi L.

Nếu tép bị nhiễm nấm ngoài thì chúng ta có thể nhìn bằng mắt thường. Hiện tượng nhiễm nấm gây ra bởi Achlya hay Saprolegnia có thể nhìn thấy trông giống như những sợi xơ trắng mịn ở đầu hoặc bụng. Như đã đề cập, hệ miễn dịch ở tép sẽ chống lại bệnh nhiễm nấm, nên những con tép bị triệu chứng ở trên thường là những con tép yếu, hoặc bị thương, hoặc khi mới lột vỏ bị yếu. Quá trình lột vỏ ở tôm mất rất nhiều năng lượng và ở thời điểm đó hệ miễn dịch có thể bị suy yếu và bị nấm tấn công. Bào tử nấm bám vào những vùng bị yếu và phát triển nó bùng phát như đã miêu tả ở trên.

Nếu không được điều trị nhanh chóng, các bào tử nấm sẽ xâm nhập vào các tế bào mô chết và lây nhiễm sang nhiều mô gây nhiễm trùng hơn
Đôi khi nếu việc bị nhiễm là chỉ trên bề mặt vỏ, thì việc lột vỏ có thể loại bỏ nấm. Đó có thể là việc tự phòng vệ tạm thời ở tép, còn đa số chúng ta cần phải điều trị.




Cách điều trị thứ nhất: tách riêng tép và dùng JBL Fungol để chữa
Liều dùng: theo hướng dẫn ghi trên sản phẩm.

Lưu ý :JBL Fungol không chứa Đồng nhưng cũng có người nói rằng nó không nên dùng cho động vật không có xương sống. Nhưng nếu không được điều trị tép sẽ chết, vì vậy hãy cân nhắc có nên sử dụng sản phẩm hay không.
Nấm có thể trị bằng 1 số loại thuốc trị nấm phổ biến, nhưng hãy kiểm tra kĩ xem nó có chứa đồng trong thanh phần không nhé.
Cách điều trị thứ 2 : Xanh Methylene 

Dùng khi xuất hiện nấm kí sinh bên ngoài và ngăn ngừa trứng bị nhiễm nấm.

Liều dùng: 3-4mg cho 1L nước..

Cách điều trị 3: Malachite Xanh lá

Dùng điều trị bị nhiễm nấm.

Liều dùng : 0.05mg cho  1L nước trong vòng bảy ngày. Thay 50% nước mỗi ngày..

( Còn tiếp)


Tin khác