Pure Red Line hay Japan Red Bee?
Pure Red Line ???
Uhm, Pure Red Line…
Từ lâu, Pure Red Line đã trở nên quen thuộc với người chơi tép ở VN. Người người giữ, nhà nhà nuôi những con tép vỏ trắng sứ dày đẹp này. Nhưng, thị trường có rất nhiều người bán với giá cả thượng vàng hạ cám, cao có, thấp có cho một cái tên chung: Pure Red Line!!!
Vậy Pure Red Line là gì? Tiêu chí nào để đánh giá một con Pure Red Line đẹp???
Ok, trong note này mình sẽ nói cho các bạn những tiêu chí để lựa một con Pure Red Line đẹp.
Trước tiên, thực tế đến bây giờ, người ta cũng không biết cái tên Pure Red Line bắt nguồn từ đâu. Có những giả thiết cho là nó bắt nguồn từ Silane, cũng có những giả thiết cho là nó bắt nguồn từ Đài Loan và thậm chí có những giả thiết cho là nó bắt nguồn từ VN (???)…
Ta phải quay lại thủy tổ của con tép ong, nghĩa là từ Nhật. Ở Nhật, không có khái niệm Pure Red Line, mà chỉ có khái niệm Pure Line hay Japan Red Bee. Pure Line nghĩa là dòng thuần dùng để chỉ những con tép được một người nuôi giữ qua nhiều thế hệ mà không bổ sung bất kì nguồn nào khác. Họ chỉ chọn lọc những con đẹp nhất và loại bỏ những con xấu. Kết quả là sau nhiều thế hệ, họ có được nguồn gene thuần chủng với những đặc điểm tốt từ những con tép bố mẹ ban đầu. Tuy nhiên, do lai cận huyết qua nhiều thế hệ nên dĩ nhiên những con tép này sẽ khó nuôi hơn những con tép có bộ gene phong phú.
Ở Nhật, từ lâu người ta đã biết con tép golden tác động xấu vào kiểu hình bên ngoài của con tép như: rạn màu, ngả màu và làm nhạt màu con tép thế hệ sau. Chính vì thế người ta loại bỏ golden và không dùng golden để lai với những con tép được gọi là Pure Line.
Quay trở lại Pure Red Line, đến giờ khái niệm Pure Red Line vẫn còn rất mập mờ, khác nhau giữa các trại và các cửa hàng. Nhiều tranh cãi đã xảy ra về việc Pure Red Line có khả năng sinh ra golden hay không. Và những tranh cãi này vẫn chưa có điểm kết thúc. Nhưng có một khái niệm được hầu hết các trại đồng ý là : Pure Red Line là những con tép được người nuôi lai tạo và chọn lọc qua nhiều thế hệ và tuyệt đối không dùng golden để lai (những con tép con golden nếu có xuất hiện sẽ bị loại bỏ).
Trên thế giới có rất nhiều dòng Pure Red Line nổi tiếng như: Benibachi, Crimson, Ebita, Ebiten, Nishiki, Ebi club…
Vậy tiêu chí nào để đánh giá hay chọn mua 1 con Pure Red Line?
Trước hết, bạn phải xác định mình thích gì trước đã. Bạn thích màu trắng sứ hay màu kem? Bạn thích chân trắng hay chân đỏ? Hồ là của bạn, tép là của bạn, bạn ngắm nó hàng ngày nên quan trọng nhất là bạn phải thích nó trước đã. Bạn thích rồi thì ai có bảo xấu bạn cũng kệ, phải không? Chí Phèo yêu Thị Nở cũng vậy mà, ai chê xấu, đấm phát chết luôn =))
Còn tiêu chí đánh giá chung của các trại hay ít nhất là từ mình, người tiếp xúc với rất nhiều con PRL từ rất nhiều trại từ trước đến giờ là như thế này:
- Sứ càng dày, màu càng trắng càng mắc
- Màu đỏ càng đậm càng mắc
- Chân càng đỏ càng mắc ( ở đây phải chia thêm loại chân trắng, có người vẫn thích PRL chân trắng (chân trắng, chứ không phải không màu) nên cũng có thể nói càng trắng càng mắc nhưng chân chân trắng thì kinh nghiệm cho thấy khả năng tép con ra golden cao)
- Ở PRL, người ta không phân hạng S, SS, SSS như ong đỏ bình thường. Có con S (V band hay tiger tooth) mà vỏ dày, trắng sứ, màu đỏ đậm thì vẫn có thể phân thành SSS. Nhưng thị hiếu bây giờ, mọi người vẫn thích SS (hinomaru, hinomaru no entry) và SSS (mosura, mosura flowerhead, mosura crown head…)
Tóm lại, với mình khi lựa tép mình sẽ chú trọng vào những điểm sau: bắt những con màu đỏ đậm, sứ càng trắng càng tốt, chân đỏ (nếu có thể) và bắt SS, SSS (nếu có thể).
Ngoài ra, có 1 điểm bạn cũng cần chú ý là tép con của bầy bạn tính bắt sẽ như thế nào? Sẽ khá tệ nếu tép con ra quá nhiều 4 bands, nghĩa là 4 khoang trắng hay ngắn gọn là tép hạng S (V band, tiger tooth).
Đến đây, chắc bạn đã có thể hiểu vì sao giá Pure Red Line lại khác nhau nhiều như thế.
Về kinh nghiệm của mình đối với các dòng Pure Red Line đã từng được nhập về VN – mình nhấn mạnh là ĐÃ TỪNG ĐƯỢC NHẬP VỀ VN nhé:
Màu trắng sứ của Benibachi là đẹp nhất.
Màu đỏ tốt nhất vẫn là Crimson sau đó là Benibachi và các dòng khác như Ebiclub, Silane, Ellen…
Về chân đỏ: khó đánh giá vì giá cả khác nhau, giá càng mắc thì chân càng đỏ
Về giá thành: Ebiclub có giá thành tốt nhất. Dòng ebiclub đa phần là SS và SSS, tép con ra khá ổn định, gần như toàn bộ là SS và SSS như tép bố mẹ. Tuy vậy, màu đỏ của Ebi không bằng Crimson, màu trắng không bằng Benibachi.
Hiện nay, có một số nguồn tép JRB với những chú tép có màu kem nhạt, với kích thước khá lớn và màu đỏ rất đậm. Đây là thị hiếu của thị trường Nhật. Nhưng có vẻ như khu vực Đông Nam Á và Đài Loan vẫn chuộng màu trắng hơn là màu kem. Mình cũng có 1 hồ JRB với tép bố mẹ SS và SSS nhưng tép con ra khá nhiều 4 bands, có lẽ vì xác suất để có tép con đẹp thấp nên giá của những con JRB đẹp thường khá cao…
Hy vọng các bạn có thể chọn được cho mình những chú PRL đẹp nhất sau bài viết này.
Cảm ơn các bạn đã xem
(Theo Leo Khánh - Green Chapter Vietnam)
- Nguồn gốc và Phân Loại tép Pinto (12/03/2015)
- CYCLE đúng cách! (10/21/2015)
- Hướng dẫn set up hồ nuôi PRL với nền Benibachi Fulvic (10/12/2015)
- Silane Shrimp Effective Microorganism (09/10/2015)
- Các thông số (pH-gH-kH-Nhiệt Độ) cho các loại tép. (06/30/2015)
- Sự sinh sản ở tép nước ngọt (06/30/2015)
- Sulawesi shrimp guide *in progress* (06/26/2015)
- Hisayasu Suzuki cha đẻ của dòng tép Red Bee Shrimp – Tép Ong Đỏ (06/17/2015)
- Nhận mặt và xử lý một số loại sâu trong hồ nuôi cá tép (09/08/2015)